Overblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog

[POLYP DẠ DÀY]: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách phòng tránh và điều trị

Polyp dạ dày có nguy hiểm không và điều trị polyp dạ dày như thế nào là băn khoăn của nhiều bệnh nhân khi bị chẩn đoán mắc căn bệnh này. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có phương án phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Bệnh polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ tình trạng các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Bệnh thường gặp ở người già và hầu như không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào ở bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Thông thường, bệnh chỉ được phát hiện khi bác sĩ kiểm tra vì lý do nào đó.

Đa số các khối polyp là lành tính và thực sự không trở thành ung thư. Tuy nhiên, một số loại polyp có khả năng hoá thành ác tính và khiến bệnh nhân bị tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày trong tương lai. 

Polyp dạ dày
Polyp dạ dày ( Hình ảnh minh họa )

2. Cách nhận biết bệnh polyp dạ dày

Như trên đã nói, các khối polyp thường không gây đau đớn, khó chịu hay ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Dựa vào một số dấu hiệu dưới đây, bạn có thể dự báo về tình trạng bệnh của mình:

  • Đầy bụng, khó tiêu: Cảm giác này thường xuất hiện sau khi ăn no. Đặc biệt là nếu người bệnh lao động hoặc nằm ngay sau khi ăn thì cảm giác sẽ khó chịu hơn.
  • Đau tức vùng bụng trên rốn.
  • Khi các khối polyp có kích thước lớn sẽ gây chảy máu rỉ rả, bệnh nhân có thể bị nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
  • Nếu không kịp thời phát hiện các tình trạng trên và tiến hành cắt bỏ polyp thì người bệnh sẽ bị thiếu máu mạn tính với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, sụt cân.

Để chuẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị polyp dạ dày hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày qua miệng hoặc qua mũi. Bên cạnh đó, phương pháp sinh thiết dạ dày cũng sẽ được tiến hành để xác định xem polyp dạ dày có chuyển thành ung thư dạ dày hay không.

3. Nguyên nhân gây ra các loại polyp dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là:

  • Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá.
  • Thói quen sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày liều cao kéo dài trong nhiều năm.

4. Cách điều trị polyp dạ dày

Cách điều trị polyp nói chung là tiến hành cắt bỏ polyp bằng nội soi. Trường hợp không thể cắt bỏ vì polyp thì các bác sĩ sẽ xử trí bằng phương pháp phẫu thuật.

Sau khi cắt polyp thành công, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nội soi kiểm tra lại trong vòng 3 - 6 tháng sau đó. Nếu tình trạng ổn định, người bệnh sẽ tiếp tục được theo dõi, kiểm tra trong vòng 1 - 3 năm tiếp theo xem có bị tái phát hay không.

5. Cách phòng tránh polyp dạ dày

Polyp dạ dày là căn bệnh không phổ biến, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chúng bằng những cách đơn giản như sau:

  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng những chất kích thích.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, giữ gìn vóc dáng.
  • Bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và thịt đỏ.
  • Bổ sung thêm calcium từ thức ăn và sữa.
  • Như vậy, polyp dạ dày đa phần là lành tính và không phải là ung thư. Ngay khi phát hiện có polyp, bệnh nhân cần điều trị kịp thời và theo dõi để phòng tránh bệnh chuyển thành ung thư. 

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh polyp dạ dày. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về căn bệnh này, bạn có thể liên hệ với Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn theo số Hotline 0915850770 hoặc để lại câu hỏi trên website https://baosonhospital.com/tong-quan-ve-phau-thuat-cat-polyp-da-day để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Partager cet article

Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :

Commenter cet article